KCN, KCX, TTC

Sổ tay các loại hình bất động sản khu công nghiệp

Table of contents



Bất chấp đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ giữa năm 2020 ở Việt Nam, nhiều khu công nghiệp mới được thành lập và những dự án công nghiệp trọng điểm cũng bắt đầu khởi công. Đặc biệt, năm 2021 chứng kiến hàng loạt các dự án M&A lớn, thúc đẩy sự phát triển nguồn cung bất động sản công nghiệp. 

 

Việt Nam là điểm đến trong làn sóng đầu tư mới 


Theo cục thống kê Việt Nam, chỉ số sản xuất công nghiệp luỹ kế 11 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 3.6% so với cùng kì năm trước. Đồng thời, hơn 26 tỷ USD vốn FDI đã rót vào Việt Nam trong 11 tháng qua, tăng 0.1% so với cùng kì năm trước. Với một nền chính trị, lạm phát và tỷ giá hối đoái được giữ ổn định, Việt Nam không ngừng ngoại giao, kí kết các hiệp định thương mại lớn như EVFTA, CPTPP,… thời gian qua, giúp mở rộng thị trường quốc tế, tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng bất chấp dịch bệnh. Cùng với làn sóng đầu tư tháo chạy khỏi Trung Quốc, Việt Nam trở thành điểm đến đầy tiềm năng và đây cũng là cơ hội ngàn vàng để các doanh nghiệp Việt bứt phá, mở rộng sản xuất, nâng tầm lên tầm cao mới. 


Với bối cảnh vĩ mô như vậy, nhu cầu về bất động sản công nghiệp không ngừng tăng cao trong thời gian qua phản ánh nhu cầu mở rộng sản xuất hoặc thiết lập sản xuất mới. Là nhà quản lý, bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản về các loại hình bất động sản công nghiệp hiện có để có thể lựa chọn vị trí đắc địa và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Hãy cùng Tân Thuận tìm hiểu kỹ hơn về các loại hình này nhé.


Các loại hình bất động sản khu công nghiệp


Nhà máy sản xuất/ Cơ sở chế tạo


Loại hình thông dụng nhất của bất động sản công nghiệp là nhà máy sản xuất hoặc cơ sở chế tạo. Loại hình này đa dạng về quy mô diện tích, từ những nhà máy rộng lớn sản xuất trọn vẹn một chuỗi dây chuyền sản phẩm đến những nhà máy nhỏ chủ yếu hoàn thiện sản phẩm cuối. Đồng thời, phụ thuộc vào tính chất quy trình sản xuất như thâm dụng lao động hay máy móc hoá quá trình sản xuất mà các thông số kỹ thuật của nhà máy cũng đa dạng theo nhu cầu. 


Có 2 loại hình nhà máy mà các nhà quản lý cần cân nhắc:


  • Nhà máy xây sẵn (Ready-Built-Factories): Ưu điểm lớn nhất của loại hình nhà máy này đó là sự linh hoạt và thời gian. Nhà máy xây sẵn sẽ phù hợp với các doanh nghiệp: 1, Không có yêu cầu đặc biệt; 2, Muốn tham gia thị trường nhanh chóng và bắt đầu hoạt động càng sớm càng tốt; 3, Cần sự linh hoạt về ngân sách tài chính; 4, Để ngỏ khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn.

 

  • Nhà máy xây dựng theo yêu cầu ( Built-to-suit-factories): Loại hình này thường là những nhà máy có quy mô lớn hơn, được thiết kế phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Khi chọn loại hình này, quá trình xây dựng sẽ kéo dài hơn và yêu cầu cả nhà đầu tư và đơn vị cung cấp cam kết nhiều hơn về vốn, thời gian và công sức. Bên cạnh đó, hợp đồng thuê sẽ thường kéo dài 10-15 năm.

Toà nhà built-to-suit có thể được sử dụng với nhiều mục đích cụ thể của doanh nghiệp

Nhà kho phân phối


Nhà kho phân phối là nơi lưu trữ các sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối trước khi được vận chuyển đến các điểm bán lẻ. Do đó, vị trí của nhà kho phân phối là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Một vị trí tốt cần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí logistics cùng tối đa chất lượng dịch vụ (thời gian giao hàng, chất lượng giao nhận). Quý nhà quản lý có thể tìm hiểu thêm về những nhân tố để quyết định vị trí kho bãi trong bài blog dưới đây. ĐÂY


Kho riêng


Kho riêng thường được sử dụng với mục đích lưu trữ hơn là phân phối, ví dụ như kho lạnh để bảo quản độ tươi của sản phẩm. Các kho riêng thường được xây dựng gần các nhà máy với quy mô nhỏ hơn kho phân phối. Đối với loại kho này, nhà quản lý có quyền kiểm soát toàn diện nhưng chi phí cao trong ngắn hạn. 


Một lưu ý đặc biệt, theo nghiên cứu các xu hướng bất động sản công nghiệp trong năm 2022, kho lạnh là một trong những loại hình có nhu cầu tăng cao. 

Văn phòng (Tòa nhà văn phòng, R&D, Showrooms, toà nhà lưu trữ)

Tòa nhà văn phòng trong khu công nghiệp


Đây là những sản phẩm văn phòng được cung cấp linh động theo yêu cầu của khách hàng và thị trường. Những tòa nhà này có thể được sử dụng với một số hoặc tất các mục đích như không gian văn phòng, showroom, trung tâm nghiên cứu phát triển R&D,…Thông thường các tòa nhà này có chiều cao trần nhà thấp hơn.


Trung tâm dữ liệu (Data centers)

Trung tâm dữ liệu yêu cầu những điều kiện đặc thù trong khu công nghiệp


Được sử dụng cho các công ty trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trung tâm dữ liệu cần phải có chuyển mạch điện, nguồn điện liên lục, máy phát điện dự phòng, hệ thống thông gió và làm mát. Do đó, các trung tâm này cần được xây dựng ở những nơi gần đường dây liên và trạm phát điện chính để hỗ trợ hoạt động các máy chủ mở rộng. Đồng thời các tòa nhà này cần chú trọng nghiêm ngặt đến bảo mật để ngăn chặn nguy cơ truy cập trái phép và đánh cặp thông tin. Trung tâm dữ liệu cần chiều cao trần nhà nhiều, không gian phía trên kệ tủ tích tụ nhiệt và có hệ thống thổi khí lạnh để trung hoà nhiệt độ. Ở Việt Nam, có nhiều trung tâm dữ liệu được đặt ở các khu công nghiệp, ví dụ như trung tâm dữ liệu của FPT hoặc VNG đặt ở Khu chế xuất Tân Thuận.


Khu chế xuất Tân Thuận – dịch vụ cho thuê bất động sản khu công nghiệp đa dạng


Với 30 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp với đa dạng loại hình dịch vụ bất động sản công nghiệp, KCX Tân Thuận là điểm đến lý tưởng với vị trí trung tâm, quỹ đất lớn, dịch vụ vượt trội, cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện và mức phí hợp lý có thể đáp ứng nhu cầu của quý nhà đầu tư. KCX Tân Thuận đang hướng đến trở thành khu công nghệ cao ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên chuỗi giá trị cao cho các đối tác trong khu chế xuất. Hiện nay chúng tôi tập trung mở rộng các dịch vụ:

 

  • Cho thuê văn phòng và tòa nhà văn phòng
  • Xây dựng các sản phẩm công nghiệp Built-to-suit với quỹ đất đa dạng phù hợp nhu cầu của nhà đầu tư
  • Kho bãi cho thuê
  • Nhà xưởng cho thuê

Liên hệ với chúng tôi ngay để nhận tư vấn chi tiết nhé.